Hướng dẫn trồng hoa thược dược

Chỉ bạn cách trồng hoa thược dược

Trồng hoa thược dược: Tên khoa học của hoa thược dược là Dahlia variablis Desf, cùng họ cúc với các cây hoa cúc trên và cây hoa Đồng tiền. Thược dược có nguồn gốc từ Mehicô nhập nội vào Tây Ban Nha năm 1789, lan ra Châu Âu qua Pháp rồi vào Việt Nam. Tên địa phương gốc là Chichipathi hay Aeocothi.
Trong tên khoa học, chứ Dahlia là lấy tên nhà thực vật học Thụy Điển Dahl để đặt cho nó.Cây Aeocothi không đẹp, qua gần 300 năm chọn lọc và bồi dục nó mới được như ngày nay. Ta không nên nhầm nó với cây mộc thược dược, một loại danh hoa của Trung Quốc. Thân gỗ và thuộc 1 họ khọc, ở ta không trồng được.
 

trồng hoa thược dượcGiống thược dược hiện có 5 nhóm:
– Thược dược xương rồng (Dahlia Caetus) cánh hoa nhọn và cuốn .
– Thược dược cánh dẹt.
– Thược dược lai Dahlia Hybisty
– Thược dược tổ ong (Dahlia Ponyron)
– Thược dược lùn hay lùn nhiều màu và sặc sỡ, chịu đựng thời tiết bất thuận, khỏe.

Cây hoa thược dược ở ta có hai giống hoa đơn và hoa kép. Giống hoa đơn, còn mang tính chất của tổ tiên chỉ có một vòng cánh, màu sắc cũng đẹp, song từ lâu ít thấy. Giống hoa kép rất đẹp, nhiều hình dáng và màu sắc. Có giống cánh rối, cánh hoa như bị xé nhỏ, có giống cánh hoa xếp như tổ ong. Có giống màu tím, màu đỏ cờ, đỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu da cam, màu gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng đậm, vàng hoàng yến… Hoa nở rực rỡ song rất tiết là không có mùi thơm.

Đặc điểm riêng biệt là lá mọc đối, có rễ củ phình to chứa chất dự trữ, ngùơi không ăn được. Rễ lại ăn ngang nên đòi hỏi đất tốt, sâu, màu độ PH trung tính. Tuy vậy, có nhiều giống như đỏ cờ, nhiều phân quá, cây béo mập cho hoa kém, giống màu cánh sen, thiếu phân hoặc bón ít không cho hoa được và hay bị bệnh. Cũng như hầu hết các cây hoa thời vụ khác, cần tỉ lệ N.P.K cân đối, rất ưa phân bắc, màu hoa tươi đậm và rực rỡ hơn.

Nhân giống hoa thược dược bằng hạt, chỉ áp dụng với thược dược hoa đơn, giống hoa kép nhân giống bằng chồi mầm hoặc chồi ngọn, chồi nách. Khoảng tháng 4 – 5 khi cây thượt dược không cho hoa nủa thì cắt bỏ thân, chừa lại 20 – 30cm, đánh cây cả bầu, eất vào chỗ râm mát hoặc dủ đất bó thành từng bó, cất vào trong nhà. Đầu tháng 8 đem củ trồng, nhớ rằng nếu mất đoạn gốc cây, tự củ không thể phát chồi mầm được chăm sóc tốt, sau 15 – 20 ngày từ các đốt thân mọc lên các chồi mầm.

Cứ 12 – 15 ngày lấy chồi mầm một lần đem giâm. Nếu đất ở nơi cao ráo, để nguyên cả cây, mùa hè cần có các cây eao để che râm. Tháng 7 – 8 cây phát chồi mầm, tách lấy nhiều chồi có 4 – 6 lá nhớ là nếu lấy được cả một gốc chồi bám vào thân cây mẹ mới mau ra rễ. Cũng có thể cắt ngọn cây. Ngày xưa, người ta còn phải chẻ chân chồi mầm thành 2 – 4 để giấm cho ra rễ nhiều.

Giâm vào khay cát hay nền cát tươi ẩm và chen nắng. 6 – 7 ngày chồi mầm ra rễ. Chọn cây có rễ “răng cá, tức là rê mới ra còn trắng sữa đem trồng, cây sẽ khỏe mau hồi và lên tốt.

Cũng như đã số các cây họ cúc, thược dược cũng đòi hỏi điều kiện nhiệt độ thấp và ánh sáng ngày ngắn để ra hoa, nên thời vụ chủ yếu là vụ Đông xuân. Thược dược cho hoa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Muộn cho hoa nở đúng tết, người ta thường trồng cây con vào đâu tháng 10 âm hạch rồi dựa vào các giống mà eăn ngày bấm ngọn.

Thí dụ: giống cánh sen cần 45 – 47 ngày, giống trắng Hà Nội, trắng Hải phòng, màu da cam, màu gạch cua 50 – 52 ngày. Các giống đỏ, huyết dụ, tiết dê 60 – 65 ngày. Giống biến có 2 màu đo, trắng thì dài hơn… Mỗi cây chỉ để 4 – 6 thân, eòn tỉa bỏ hết các mầm nách, mầm gốc, cần hái bỏ hết chân lá vàng già, rồi cắm cọc và buộc vòng giữ cây làm cho cành thẳng, khi cây có nụ, nếu căn ngày chính xác, chỉ để một nụ lâu cho hoa to. Nếu không, cần để một nụ bên thay thế nếu hoa trên nở sớm. Cũng có thể để mỗi hon kèm theo một nụ cho đẹp.

Mật độ trồng 40x45cm bổ hốc, bỏ phân lót trước. Khi lót thúc cần tùy cây tốt, xấu mà bón. Chủ yếu là sau khi trồng 20 – 25 ngày cho cây phát triển đã, nếu cần có thể bón 1 – 2 tân nữa và tân ‘cuối vào lúc cây đã có nụ để nuôi hoa. Nhổ cỏ, vun và tưới giữ cho đất luôn đủ ẩm, rất hạn chế xới đất để tránh đứt rễ.

Cần lưu ý thêm cách bấm ngọn, bấm một búp và một đôi lá là bấm nông, một búp và 2 – 3 đôi lá trở lên là bấm sâu.